Thuốc Bluemoxi 400mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Bluepharma- Indústria Farmacêutica, S.A.
Địa chỉ: São Martinho do Bispo, 3045-016 Coimbra, Bồ Đào Nha.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 7 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Moxifloxacin hydrochloride tương đương với Moxifloxacin 400mg.
– Tá dược: Mannitol, Cellulose vi tinh thể, Croscarmellose natri, Silica colloidal anhydrous, Magnesi stearat, Opadry pink 85F240116 vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Moxifloxacin
– Thuộc nhóm Fluoroquinolon, có hoạt tính diệt khuẩn với cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
– Cơ chế: Ức chế Topoisomerase II và IV (enzỵm cần thiết giúp sao chép, tái tạo, sửa chữa ADN vi khuẩn), từ đó làm chết tế bào vi khuẩn.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho những trường hợp sau:
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng từ nhẹ đến trung bình.
– Viêm vùng chậu từ nhẹ đến trung bình (như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn đường sinh dục trên ở phụ nữ, viêm vòi trứng) mà không gây áp xe buồng trứng hoặc áp xe vùng chậu.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng, kể cả nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn như áp xe.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm do Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes như áp xe dưới da không biến chứng, viêm mô tế bào, đinh nhọt, chốc lở.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Chỉ nên dùng cho những bệnh nhân không có lựa chọn nào khác để thay thế.
– Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Streptococcus pneumoniae và không có lựa chọn nào khác.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống nguyên viên, không nhai hay nghiền viên trước khi uống.
– Thời điểm sử dụng: Trước, trong hoặc sau ăn.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Liều thường dùng ở người lớn: 400mg/lần/ngày.
– Thời gian điều trị:
+ Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: 10 ngày.
+ Viêm vùng chậu từ nhẹ đến trung bình: 14 ngày.
+ Đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính: 5 – 10 ngày.
+ Viêm xoang cấp do vi khuẩn: 7 ngày.
– Suy thận và suy gan: Không cần điều chỉnh liều cho người suy thận từ nhẹ đến nặng và chạy thận nhân tạo. Chưa có đủ dữ liệu về điều chỉnh liều ở người bị suy gan.
– Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng.
– Người cao tuổi và người có cân nặng thấp: Không cần điều chỉnh liều.
– Với bệnh nhân chuyển từ truyền tĩnh mạch sang đường uống:
+ Điều trị trong vòng 4 ngày với bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
+ Hoặc 6 ngày khi nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng.
+ Tổng thời gian điều trị cả đường tĩnh mạch và đường uống trong 7 – 14 ngày với bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, hoặc từ 7 – 21 ngày với nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, liều cho đường uống 400mg/ngày.
+ Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng: Tổng thời gian cả nối tiếp (truyền tĩnh mạch và đường uống) trong 5 – 14 ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Không có báo cáo nào về các triệu chứng khi quá liều.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Sử dụng than hoạt tính nếu cần thiết.
Chống chỉ định
Thuốc Bluemoxi 400mg không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với Moxifloxacin, các Quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Dưới 18 tuổi.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
– Có khoảng QT kéo dài hoặc đang dùng thuốc làm kéo dài khoảng QT, nhịp tim chậm, rối loạn điện giải, nhất là bệnh nhân có hạ Kali máu chưa được điều chỉnh.
– Đang điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (Procainamid, Quinidin) hoặc nhóm III (Amiodaron, Sotalol).
– Có tiền sử bệnh gân cơ do Quinolon.
– Suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm.
– Suy giảm chức năng gan (Child Pugh C) và tăng Transaminase hơn 5 lần ULN.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng bất lợi với tần suất tương ứng như sau:
– Thường gặp:
+ Bội nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm kháng thuốc, bao gồm nấm Candida ở miệng và âm đạo.
+ Tăng transaminase.
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
+ Đau đầu, chóng mặt.
+ QT kéo dài ở bệnh nhân hạ Kali máu.
– Ít gặp:
+ Thiếu máu, giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu.
+ Tăng tiểu cầu nguyên phát, bạch cầu ái toan
+ Thời gian prothrombin kéo dài/INR tăng.
+ Phản ứng dị ứng.
+ Khó thở.
+ Chán ăn, táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
+ Đau khớp, đau cơ,…
– Hiếm gặp:
+ Sốc phản vệ, rất hiếm trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Phù nề hoặc phù mạch (cả ở thanh quản, nguy cơ đe dọa tính mạng).
+ Giảm cảm giác.
+ Rối loạn cảm xúc, trầm cảm, ảo giác.
+ Chứng nhịp nhanh thất.
+ Ngất xỉu.
+ Thay đổi huyết áp,…
– Rất hiếm gặp:
+ Mức Prothrombin tăng/INR giảm.
+ Giảm bạch cầu hạt
+ Hạ đường huyết.
+ Tăng cảm giác,…
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Thuốc làm kéo dài thời gian QT: Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, kể cả xoắn đỉnh. Bao gồm thuốc sau:
+ Chống loạn nhịp tim loại IA như Disopyramide, Quinidine, Hydroquinidine.
+ Chống loạn nhịp tim loại III như Ibutilide, Amiodarone, Sotalol, Dofetilide.
+ Thuốc chống loạn thần như Sultopride, Phenothiazines, Pimozid, Sertindole, Haloperidol.
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
+ Thuốc kháng khuẩn khác như Pentamidine, Saquinavir, Sparfloxacin, Erythromycin IV
+ Thuốc sốt rét, nhất là Halofantrine.
+ Thuốc chống dị ứng như Mizolastine, Terfenadine, Astemizole.
+ Cisapride, Vincamin IV, Bepridil, Diphemanil.
– Thuốc làm giảm mức Kali như thuốc lợi tiểu loại Thiazid, thuốc lợi tiểu vòng, thuốc nhuận tràng, thuốc thụt (liều cao), corticosteroid, amphotericin B, thuốc có thể gây ra nhịp tim chậm đáng kể trên lâm sàng.
– Nên sử dụng cách nhau 6 giờ giữa thuốc có chứa cation có hóa trị 2 hoặc 3 và Moxifloxacin.
– Than hoạt tính: Giảm hấp thu thuốc và giảm sinh khả dụng toàn thân.
– Digoxin: Tăng Cmax của Digoxin.
– Glibenclamid: Làm giảm nồng độ đỉnh Glibenclamid trong huyết tương.
– Thay đổi trong INR: Thận trọng khi dùng chung thuốc chống đông đường uống.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Do nguy cơ tác động đến thai nhi, chống chỉ định trên đối tượng này.
– Bà mẹ cho con bú: Một lượng nhỏ thuốc được bài xuất trong sữa mẹ nguy cơ gây hại cho trẻ. Không dùng thuốc cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ hoa mắt, chóng mặt ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trong quá trình sử dụng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như: Kéo dài khoảng QT, dị ứng, mẫn cảm, rối loạn chức năng gan,…
– Thận trọng với người nhược cơ, suy thận, thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase, viêm vùng chậu.
– Không khuyến cáo sử dụng cho người nhiễm MRSA, gặp vấn đề về dung nạp với Galactose, thiếu Lapp Lactase hoặc kém hấp thu Glucose-galactose.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Bluemoxi 400mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi trên các nhà thuốc đạt GPP với giá của thuốc dao động tùy từng thời điểm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm, hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline. Chúng tôi luôn cam kết thuốc chất lượng tốt, chính hãng, giá cả hợp lý và giao hàng nhanh nhất có thể.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Hiệu quả trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp nhiều tác dụng ngoài ý muốn như kéo dài khoảng QT, buồn nôn, nôn, đau bụng.
– Tương tác với nhiều thuốc, thận trọng khi phối hợp.
– Không dùng được cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người dưới 18 tuổi…