Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Rabaris 20mg gồm các thành phần sau:
- Hoạt chất chính: Rabeprazole natri 20mg.
- Các tá dược khác vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột.
2Tác dụng – Chỉ định của thuốc Rabaris 20mg
2.1 Tác dụng của thuốc Rabaris 20mg
Thuốc Rabaris 20mg Tablet có chứa Rabeprazole – một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton của tế bào thành dạ dày nơi tiết HCl và yếu tố nội giúp:
Làm giảm tiết acid dạ dày do mọi nguyên nhân, do chứa nhóm Sulfinyl nên khi đến thành tế bào dạ dày, gắn ion H+ thành dạng acid rồi gắn nhóm SH của enzym H+/K+ ATPase và ức chế không phục hồi enzym này.
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng.
Chữa lành các vết loét dạ dày và thực quản, làm chóng liền sẹo.
2.2 Chỉ định thuốc Rabaris 20mg
Thuốc Rabaris 20mg được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng và các triệu chứng.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
- Không đáp ứng với thuốc tác dụng trên receptor H2.
- Hội chứng Zollinger – Ellison.
- Phối hợp với các thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn gram âm Helicobacter Pylori ( HP).
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Dasrabene 20mg là thuốc gì? mua ở đâu? giá bao nhiêu?
3Liều dùng – Cách dùng thuốc Rabaris 20mg
3.1 Liều dùng thuốc Rabaris 20mg
Rabaris sử dụng theo sự kê đơn và hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Liều khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp:
Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng và các triệu chứng:
Người lớn uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 lần sau ăn sáng, đợt điều trị từ 1 tháng đến 2 tháng tùy theo tình trạng của bệnh.
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản:
Người lớn uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 lần, đợt điều trị từ 1 đến 2 tháng, nếu không cải thiện triệu chứng dùng thêm một đợt 2 tháng nữa.
Hội chứng Zollinger – Ellison:
Liều khởi đầu cho người lớn: uống mỗi lần 3 viên, ngày 1 lần, có thể điều chỉnh theo chuyển biến của triệu chứng.
Ở một số bệnh nhân có thể uống mỗi lần 5 viên, ngày 1 lần hoặc mỗi lần 3 viên, ngày 2 lần tùy theo tình trạng và mức độ bệnh.
Phối hợp với các thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn gram âm Helicobacter Pylori ( HP):
Liều lượng sử dụng tùy theo loại kháng sinh và số lượng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Rabaris 20mg hiệu quả
Thuốc Rabaris 20mg được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột vì thế khi sử dụng người bệnh phải nuốt nguyên vẹn viên không được bẻ đôi, nghiền nát hay nhai thuốc,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh khả dụng của thuốc.
Uống thuốc khi bụng đói với một cốc nước sôi để nguội trước bữa ăn 30 phút nhất là vào bữa ăn sáng.
Sử dụng đều đặn và đúng liệu trình thời mà cán bộ y tế hướng dẫn, chỉ định.
Trong thời gian điều trị không sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá,….
Hạn chế ăn các đồ ăn chua, cay, nóng.
Không nên thức khuya, có chế độ và thời gian ăn uống lành mạnh.
Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ tránh bị stress.
4Chống chỉ định
Thuốc Rabaris 20mg chống chỉ định cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Rabeprazole natri hoặc các Benzimidazole khác và các thành phần của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Mesulpine 20mg là thuốc gì? giá bao nhiêu tiền? có tác dụng gì?
5Tác dụng phụ
Thuốc Rabaris 20mg có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
Toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, đau tức, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, nổi mẩn đỏ, ngứa, rát,…
Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng, chán ăn, viêm loét niêm mạc miệng hoặc niêm mạc đường tiêu hóa,….
Gây ra một số rối loạn trên các cơ quan khác như: cơ xương, Hô hấp, máu và bạch huyết,…
Khi sử dụng thuốc Rabaris 20mg nếu gặp phải bất kỳ phản ứng ngoại ý nào phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
6Tương tác
Trong quá trình sử dụng thuốc Rabaris 20mg có thể có tương tác với một số loại thuốc như:
Hoạt chất chính Rabeprazole làm giảm tác dụng và sinh khả dụng của các thuốc kháng nấm nhóm Azole dạng uống như: Ketoconazole, Fluconazole, …. do thay đổi pH dạ dày. Mặt khác các thuốc kháng nấm azole cũng làm ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa rabeprazole ở gan.
Khi sử đồng thời Digoxin dạng uống sẽ làm tăng độc tính của Digoxin.
Trước khi sử dụng thuốc Rabaris 20mg phải thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc sản phẩm khác mà bạn đang sử dụng.
7Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi uống thuốc Rabaris 20mg phải nuốt nguyên viên không được gây tác động ngoại lực làm ảnh hưởng đến hình dạng viên và hiệu quả sử dụng thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc phải thông báo với chuyên gia y tế các bệnh lý đang mắc phải.
Thuốc Rabaris 20mg và các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton gần như chuyển hóa hoàn toàn ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận. Vì thế, phải thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng mắc các bệnh lý trên hai cơ quan này.
Không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không sử dụng thuốc Rabaris 20mg cho trẻ em khi chưa được sự tư vấn của chuyên gia y tế.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế.
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng, cảm quan chất lượng sản phẩm, nếu thuốc không còn nguyên vẹn hay điều bất thường không sử dụng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng thuốc Rabaris 20mg trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.